Để theo dõi được các quy trình làm việc để biết kết quả nào xuất hiện thường xuyên nhất và tần suất bao nhiêu, giám sát những thay đổi biến động của các dữ liệu. Thì bạn có thể tìm hiểu qua bài Biểu đồ tần suất Histogram là gì? dưới đây.
Biểu đồ tần suất Histogram là gì?
Biểu đồ tần suất Histogram là một dạng biểu đồ hình cột cho bạn thấy được sự biến động và thay đổi của tập hợp các dữ liệu thống kê theo những hình dạng trực quan dễ hiểu.
Biểu đồ Histogram dùng để theo dõi sự phân bố và tần suất của các thông số của một quy trình hay sản phẩm. Từ biểu đồ này các nhà quản lý có thể xem xét được mức độ thể hiện và tần số hiệu quả của quá trình từ đó có thể có được chiến lược một cách đúng đắn.
Tầm quan trọng của biểu đồ tần suất
Việc đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng đòi hỏi việc thu thập khác nhiều dữ liệu khác nhau và các dữ liệu đó luôn biến động theo thơi gian. Điều quan trọng chính là văn bản hóa trực quan các số liệu đó một các trực quan dễ hiểu có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp đem lại quyết định đúng đắn.
Việc xem xét và nhìn nhân biểu đồ phân bổ tần suất bằng đồ thị sẽ giúp kết luận chính xác về tình hình bình thường hay bất thường về những chỉ tiêu chất lượng của một quá trình.
Một vài kiểu phân bố của Histogram
Biểu đồ hai đỉnh
Kiểu biểu đồ này có hình dạng 2 đỉnh. Điều này giúp ta thấy ít nhất có 2 quy trình ở phía nhà cung cấp (hai máy, hai ca…). Chính vì vậy làm tăng các biến động trong các nguyên liệu mà bạn nhận được.
Biểu đồ cao ở hai rìa
Biểu đồ này có hình dạng khá lạ vì có hình dang cao ở hai bên rìa. Việc này cho thấy đã có việc sửa lại ở hàng lỗi và hàng kém chất lượng ở phía nhà cung cấp. Các sản phẩm có chất lượng kém đã được sửa lại cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
Biểu đồ dạng mất đỉnh
Với trường hợp này thì nhà cung cấp đã lấy những nguyên liệu tốt nhất để cung cấp cho khách hàng của họ. Có nghĩa là nhà cung cấp đã sắp xếp phân loại chất lượng nguyên vật liệu không tốt.
Biểu đồ mất hai rìa
Nếu biểu đồ mất hai rìa, thì có nghĩa nhà cung cấp đã phân loại và chọn lọc những nguyên liệu trước lúc gửi đến bạn. Điều này giúp làm tăng mức giá của nguyên vật liệu và hơn hết nó cho thấy quá trình của nhà cung cấp không đủ khả năng để đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật của quy trình bạn.
Biểu đồ mất một bên
Đây là đặc điểm cho thấy giá trị trung bình không ở trung tâm giới hạn yêu cầu kỹ thuật. Nhà cung cấp đã có sự chọn lọc và phân loại trước khi gửi cho nhà đánh giá.
Ý nghĩ và cách vẽ của biểu đồ Histogram
Ý nghĩa
Để có thể phân tích, đánh giá tình hình chất lượng từ những dữ liệu đã thu thập được nhằm đưa ra những kết luận chính xác nhất thì ta cần phải tập hợp, phân loại và sắp xếp lại chúng. Sau đó biểu diễn sựn phân bố dưới dạng biểu đồ cột khác nhau theo từng dữ liệu thu thập được.
Dựa vào biểu đồ phân bố tần suất người ta sẽ có những kết luận chính xác về tình hình của những chỉ tiêu chất lương. Từ đó đưa ra những kết luận phù hợp để cải tiến và nâng cao chất lượng. Biểu đồ trả lời các câu hỏi sau:
- Hiển thị dữ liệu dưới dạng đồ họa dễ hiểu.
- Tiết lộ các dạng, biến thể của dữ liệu.
- Hiển thị tần suất xuất hiện của các giá trị dữ liệu.
- Cho phép dự đoán trong tương lai về hiệu suất của quy trình.
- Cho phép xác định các thay đổi trong thông số quy trình.
- Minh họa sự phân phối cơ bản của dữ liệu.
Cách vẽ
Quá trình vẽ biểu đồ Histogram được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Tổng hợp số liệu
Xác định giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất từ bảng dữ liệu đã tổng hợp. Với nguyên tắc lấy mẫu tự nhiên và không ít hơn 65 giá trị.
Bước 1: Tìm giá trị giới hạn ( R )
( R ) = Giá trị cao nhất (Max) – Giá trị thấp nhất (Min)
Bước 3: Tìm số cột (K) và chiều rộng (W)
Tìm số cột bằng cách lấy căn bậc 2 của số lượng các giá trị. Nếu ra số lẻ thì K sẽ bằng phần nguyên của kết quả.
Bước 4: Quy định giá trị trên và dưới của mỗi cột
- Giá trị giới hạn dưới cột 1= Giá trị thấp – Độ chính xác(*)/2
- Giá trị giới hạn trên cột 1 = Giá trị giới hạn dưới cột 1 + Độ rộng cột (W)
- Giới trị giới hạn dưới cột 2 = Giá trị giới hạn trên cột 1
- Giá trị giới hạn trên cột 2 = Giá trị giới hạn dưới cột 2 + Độ rộng cột (W)
- …
(*) Độ chính xác = Giá trị thay đổi thấp nhất của dữ liệu. Example: 2; 3; 5; 5; 5; … thì độ chính xác = 0.5.
Bước 5: Tính tần suất xảy ra của các cột ( Ghi vào bảng phân bố tân suất dưới đây)
K | Giá trị nhỏ – Giá trị lớn | Tần suất |
1 | ||
2 | ||
… |
Bước 6: Vẽ biểu đồ tần suất của các giá trị.
Lời kết
Biểu đồ tần suất Histogram là một trong những dạng biểu đồ hữu ích giúp các nhà quản lý chất lượng giám sát công việc và lên kế hoạch một cách tốt nhất. Congnghe.org hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn biết Histogram là gì?