Sale model iPhone là gì? 7 kinh nghiệm mua iPhone cũ giá tốt

Kiểm tra thông tin View Verification Report trên iPhone là một trong những cách chuẩn xác nhất để kiểm tra xem chiếc iPhone bạn mua có đảm bảo chính hãng Apple không. Trong đó, thông số Sale model rất được người dùng quan tâm, vậy đây là thông số gì, có ảnh hưởng gì đến chất lượng của máy? Dưới đây Congnghe.org sẽ giải thích chi tiết hơn về thông số này kèm theo đó là 7 kinh nghiệm tuyệt vời khi mua iPhone cũ, cùng theo dõi nhé!

Sale model trên iPhone là gì?

Thông số Sales model khi kiểm tra trên View Verification Report cho bạn biết đây là phiên bản bán ra thị trường. Gồm 3 thông số cụ thể như sau:

Apple Replaced Device

Apple Replaced Device là hàng đổi trả bảo hành, dĩ nhiên hàng này vẫn được xem là hàng mới.

Demo Device

Việt Nam hay gọi Demo Device là hàng trưng bày, một số khác thì gọi đây là hàng bỏ mẫu. Hiểu đơn giản thì đây là các sản phẩm trưng bày ở các store, cửa hàng để người dùng trải nghiệm thử sản phẩm trước khi quyết định có mua hay không.

Apple Refurbished Device

Trên website bán hàng của Apple ghi là: Refurbished/CPO. Đây là những sản phẩm bị lỗi, đã được Apple thu về sửa chữa và sau đó đem đi bán lại.

Bạn có thể dùng iDevice verification trên 3uTools để kiểm tra linh kiện iPhone cũ

Ngoài thông số Sales model, bạn có thể đọc hiểu thêm các thông số khác trên View Verification Report để hiễu rõ hơn về những chiếc iPhone này:

  • Device Color: là màu sắc thiết bị.
  • Hard Disk Capacity: cung cấp thông tin về dung lượng ổ cứng.
  • iDevice screen: là thông tin về màn hình của sản phẩm.
  • Seri test results: kết quả kiểm tra số seri,…

7 kinh nghiệm mua iPhone cũ, đảm bảo chất lượng

Nếu không đủ kinh phí để mua mới hoàn toàn một chiếc iPhone mới thì tìm mua iPhone cũ vẫn là một lựa chọn đáng để cân nhắc. Bạn có thể mua các phẩm Sales mode mà chúng tôi vừa giải thích trên, chúng hoàn toàn mới và được bán với giá rẻ hơn nhiều so với mua hàng mới.

Còn nếu bạn muốn tìm mua iPhone Like New để tiết kiệm hơn chi phí thì cần trang bị cho mình những kinh nghiệm kiểm tra iPhone cũ mà Congnghe.org chia sẻ ngay dưới đây. Vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán iPhone, và thực tế không phải cửa hàng nào cũng bán hàng chính hãng và đảm bảo chất lượng cho bạn.

Kinh nghiệm 1: Kiểm tra hình thức xem chiếc iPhone này có bị móp méo, trầy xước hay không?

Đây là cách dễ nhất rồi, bằng mắt thường bạn có thể dễ dàng kiểm tra hình thức bên ngoài của chiếc iPhone cũ bạn muốn mua.

Cần chú ý đến các đường viền, cạnh, góc của máy. Xem màn hình, vỏ máy, nắp máy có bị trầy xước, cong vênh, hở, móp méo hay không. Nếu vỏ máy bị móp méo thì rất có thể chiếc iPhone này đã bị va đậm hoặc bị rơi khá mạnh gây ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong máy. Vì vậy, nếu máy có hình thức tệ như vậy thì nên bỏ qua vì chất lượng máy có thể sẽ không còn tốt nữa.

Bạn cần trang bị cho mình những kinh nghiệm chọn mua iPhone cũ để đảm bảo hàng chất lượng

Kinh nghiệm 2: Kiểm tra màn hình iPhone có phù hợp với nhu cầu dùng hay có bị trầy xước gì không?

Tiếp theo, Congnghe.org mách bạn cần kiểm tra kỹ đó là màn hình. Có 2 điểm cần lưu ý đó là kích thước và độ trầy xước của mành hình:

  • Xem màn hình máy có phù hợp nhu cầu, mục đích sử dụng của bạn không. Thường thì các phiên bản iPhone Plus sẽ có kích thước màn hình lớn hơn nhiều. Chúng tôi gợi ý bạn nên chọn chiếc iPhone cũ với màn hình to một chút nếu sử dụng với mục đích xem phim, giải trí; còn nếu muốn sử dụng gọn nhẹ và thuận tiện thì nên chọn màn hình nhỏ vừa phải.
  • Hơn nữa, bạn cần kiểm tra kỹ mặt kính màn hình: xem có vết xước hay vết nứt vỡ gì hay không, màn hình cảm ứng có nhạy không hay đơ chỗ nào không, màn hình cảm ứng có điểm chết nào,…

Xem thêm: Có nên mua iphone 6s Plus ở thời điểm hiện tại hay không?

Kinh nghiệm 3: Kiểm tra chiếc iPhone cũ này đã bị thay vỏ hay chưa?

Nhiều trường hợp máy cũ vì bị móp méo, trầy xước nặng phải thay vỏ. Bằng mắt thường chắc chắn bạn sẽ khó mà biết được chiếc điện thoại thông minh này đã từng thay vỏ hay chưa.

Bạn có thể dễ dàng tự kiểm tra việc này, bằng cách bấm phím *#06# -> số IMEI xuất hiện -> kiểm tra độ khớp của số này với số trên mặt lưng, khay sim. Nếu trùng khớp thì có nghĩa là điện thoại iPhone cũ này còn nguyên bản chưa qua sửa chữa.

Kinh nghiệm 4: Kiểm tra khung viền các khe cắm sạc, tai nghe, các ốc vít trên máy có bị trầy xước, cong vênh hay không?

Tiếp đến, bạn cần kiểm tra khung viền các khe cắm sạc, tai nghe hay các ốc vít trên máy. Những chi tiết nhỏ này mà nhiều người thường bỏ qua vì nghĩ không quan trọng, sẽ giúp bạn biết được liệu chiếc smartphone này còn zin hay là đã bị tháo lắp, sửa chữa.

Bạn sẽ biết được chiếc máy cũ này còn zin nguyên cây, chưa bị “bóc tem” nếu có những đặc điểm sau:

  • Các khe cắm sạc, tai nghe không bị trầy xước quá nhiều.
  • Các ốc vít trên máy không bị trầy xước và còn hẳn nguyên lớp mạ vàng.
  • Phần tiếp giáp giữa màn hình và khung viền của máy không bị cập kênh hay cong vênh, ọp ép.

Kinh nghiệm 5: Kiểm tra iCloud của máy, nếu iCloud bị khóa thì xác định chiếc điện thoại này chẳng khác nào như cục gạch!

Bạn cần kiểm tra và đảm bảo rằng iCloud của chủ cũ đã hoàn toàn thoát ra. Vì iCloud bị khóa thì chiếc iPhone này sẽ chẳng khác nào là cục gạch.

Để kiểm tra iCloud máy có bị khóa không, bạn vào trang chủ của Apple -> nhập số IMEI -> kiểm tra tình trạng Activation Lock (khóa kích hoạt) -> Hệ thống cho kết quả Off thì bạn có thể an tâm rồi đấy.

Chọn một địa chỉ bán hàng uy tín là một trong những điều rất quan trọng để sở hữu chiếc smartphone chất lượng

Kinh nghiệm 6: Kiểm tra nguồn gốc iPhone, đảm bảo sản phẩm chính hãng hay không!

Để kiểm tra nguồn gốc của chiếc điện thoại iPhone cũ này, bạn vào phần Cài đặt -> Cài đặt chung -> Giới thiệu.

Bạn sẽ thấy ở phần model (kiểu máy) sẽ hiển thị một đoạn mã, dựa vào đây bạn xác định được thị trường phân phối của máy là ở đâu:

  • Mã LL/A là sản phẩm được phân phối tại Mỹ.
  • ZA là mã sản phẩm dành cho thị trường Singapore.
  • ZP là sản phẩm được phân phối tại Hong Kong (Trung Quốc),…

Kinh nghiệm 7: Kiểm tra các tính năng khác trên iPhone như nút Home, tăng giảm thử âm lượng,…

Và cuối cùng đừng quên kiểm tra thêm các tính năng quan trọng khác của máy trước khi quyết định có mua chiếc iPhone này hay không. Một số tính năng bạn cần kiểm tra:

  • Nút Home có nhạy không;
  • Tăng giảm âm lượng để kiểm tra chất lượng âm thanh nghe như thế nào;
  • Lắp thử sim nghe gọi thử. Đồng thời, cắm tai nghe vào để kiểm tra micro, loa ngoài, loa trong,.. xem có ổn không;
  • Sạc thử để xem khe cắm sạc của máy có bị hỏng không;
  • Truy cập wifi để thử kết nối Internet xem có vấn đề gì không;…

Lời kết

Qua những chia sẻ thiết thực trên, hẳn bạn đọc đã “nắm trong lòng bàn tay” thông số Sale model trên iPhone là gì rồi đúng không nào. Nhớ áp dụng 7 kinh nghiệm mua iPhone cũ đảm bảo chất lượng mà Congnghe.org chia sẻ trên hỗ trợ trong việc tìm mua iPhone cũ chất lượng nhé.

Việc tiếp theo bạn cần làm là lựa chọn nơi bán uy tín, bạn có thể tham khảo ý kiến đồng nghiệp, bạn bè đã từng mua sản phẩm iPhone cũ này hoặc tham gia các hội nhóm về công nghệ, nhờ hỏi đáp để có thông tin hữu ích cho mình. Việc lựa chọn một địa chỉ bán hàng uy tín không chỉ đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng, mà giá cả phải chăng cùng các chính sách bảo hành lâu dài, chu đáo. Inbox ngay cho Congnghe.org nếu bạn vẫn chưa tìm được địa chỉ bán iPhone uy tín nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *