Domain Name System là gì? Định nghĩa và chức năng của DNS

Đối với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về website thì khái niệm Domain name system còn rất mới mẻ. Congnghe.org sẽ cùng bạn tìm hiểu Domain Name System là gì? Định nghĩa và chức năng của DNS qua bài viết sau đây.

Domain Name System là gì?

Domain Name System hay còn gọi là DNS, đây là hệ thống phân giải tên miền được phát minh vào năm 1984. Hệ thống này giúp chuyển đổi các tên miền thành một địa chỉ IP dạng số tương đương với tên miền đó và ngược lại từ địa chỉ IP thành tên miền.

Ngoài ra, DNS còn có vai trò trong việc liên kết các thiết bị mạng với nhau trong việc định vị và gán địa chỉ cụ thể cho những thông tin trên internet.

Domain Name System là gì? Định nghĩa và chức năng của DNS
Domain Name System là gì?

Những chức năng của DNS là gì?

Chức năng chính của DNS được hiểu như là một thông dịch viên và truyền đạt các thông tin. DNS sẽ chuyển tên miền thành địa chỉ IP gồm 4 nhóm số khác nhau. Ví dụ như www.tenmien.com thành 422.54.425.422 hoặc ngược lại chuyển từ địa chỉ IP thành một tên miền.

Khi chuyển như vậy, trình duyệt web sẽ hiểu và có thể đăng nhập. Khi người dùng đang nhập vào một website bất kì, không cần phải nhập một dãy số địa chỉ IP khó nhớ của hosting mà chỉ cần nhập tên website là có thể truy cập.

Domain Name System là gì? Định nghĩa và chức năng của DNS
Những chức năng của DNS là gì?

Mỗi một chiếc máy tính trên internet đều có một địa chỉ IP duy nhất. Địa chỉ IP có nhiệm vụ kết nối giữa server và máy khách để bắt đầu. Bất cứ lúc nào bạn truy cập các trang web hoặc gửi email, thì DNS có vai trò rất quan trọng trong trường hợp này.

Tuy nhiên, địa chỉ IP vẫn được sử dụng là một nên tảng kết nối cho các thiết bị internet. Là nơi để DNS phân giải tên domain thành địa chỉ IP để các thiết bị mạng giao tiếp với nhau. Hơn nữa, bạn có thể tải một website bằng cách nhập trực tiếp địa chỉ IP thay vì nhập tên domain của website đó.

Nguyên tắc hoạt động của DNS là gì?

Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ vận hành và duy trì hệ thông DNS của riêng mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trên internet. Nghĩa là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của website bất kì thì DNS server sẽ phân giải tên website này phải là DNS server của chính nhà cung cấp website đó chứ không phải là nhà cung cấp nào khác.

Internet Netwwork Information Center (INTERNIC) là đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server. INTERNIC được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, có nhiệm vụ đăng ký các tên miền của internet. Đơn vị này có nhiệm vụ quản lý mọi DNS server trên internet chứ không có nhiệm vụ phân giả tên cho từng địa chỉ.

Ngoài ra DNS có khả năng truy vấn các DNS server khác nhằm có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có điểm khác biệt nhất định. Đầu tiên, chịu trách nhiện phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ internet, gồm cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý.

Thứ 2 đó là trả lời các DNS server có khả năng lưu lại những tên vừa phân giải, dùng cho những yêu cầu phân giải sau này. Số lượng tên phân giải được lưu phụ thuộc vào quy mô của từng DNS.

Xem thêm: Mail Server là gì?

Một số loại DNS phổ biến hiện nay

Hiện nay, DNS có rất nhiều loại khác nhau nhưng được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta chỉ có 6 loại bao gồm:

Domain Name System là gì? Định nghĩa và chức năng của DNS
Một số loại DNS phổ biến hiện nay

DNS Google

Đây là một DNS server được sử dụng nhiều nhất hiện này vì tốc độ ổn định và nhanh. Có thông số là:

8.8.8.8

8.8.4.4

DNS OpenDNS

Có thể tìm kiếm máy chủ DNS công cộng một cách dễ dàng và nằm trong top các DNS server có tốc độ truy cập nhanh và an toàn. Có thông số là:

208.67.222.222

208.67.220.220

DNS Cloudflare

Có thể điều phối lượng truy cập qua lớp bảo về của mình, được biết đến là một dịch vụ DNS trung gian. Với thông số là:

1.1.1.1

1.0.0.1

DNS VNPT

Là một nhà mạng lớn tại Việt Nam với thông số là:

203.162.4.191

203.162.4.190

DNS Viettel

Đây là một nhà mạng lâu đời tại Việt Nam với tốc độ truyền mạnh mẽ. Có thông sô là:

203.113.131.1

203.113.131.2

DNS FPT

Giống như 2 nhà mạng trên ở Việt Nam và có thông số là:

210.245.24.20

210.245.24.22

Hướng dẫn sử dụng DNS một cách dễ dàng

Các DNS sẽ có tốc độ khác nhau. Bạn có thể lựa chọn DNS server của mình, nếu sử dụng DNS của nhà cung cấp mạng, bạn không cần phải điền địa chỉ DNS vào kết nối mạng của mình . Nếu bạn sử dụng máy chủ DNS khác thì bạn thay đổi DNS server bằng các bước sau:

Bước 1: Ở phần Start Menu, truy cập vào Control Panel.

Bước 2: Sau đó truy cập vào View network status and tasks.

Bước 3: Truy cập vào mạng internet đang sử dụng.

Bước 4: Chọn phần Properties, và bạn có thể thay đổi DNS máy tính.

Bước 5: Chọn Internet Protocol Version 4 và tiếp tục chọn Use the following DNS server addresses và tiến hành đổi DNS.

Bước 6: Nhấn “Ok” để hoàn thành các thiết lập ở trên.

Lời kết

Qua bài viết về Domain Name System là gì? Định nghĩa và chức năng của DNS. Congnghe.org hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn sử dụng DNS một cách hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

DNS 1.1.1.1 là gì?

1.1.1.1 Faster & Safer Internet là ứng dụng giúp tạo kết nối an toàn, đề cao quyền riêng tư khi truy cập internet.

Địa chỉ IP như thế nào là hợp lệ?

Địa chỉ IP tiêu chuẩn được định dạng với 4 nhóm số khác nhau. Chúng được giới hạn từ 0 – 255 ngăn cách bởi dấu chấm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *