In ấn là một lĩnh vực hiện giờ thịnh hành để tạo ra những sản phẩm chất lượng, hình ảnh và nội dung ấn tượng. Trong ngành này khái niệm Screen Printing là gì được quan tâm nhiều. Congnghe.org sẽ làm rõ khái niệm và giới thiệu các công nghệ in phổ biến qua bài viết sau đây.
Screen Printing là gì?
Screen Printing là công nghệ in ấn thông dụng. Tên gọi này bắt nguồn từ lúc bản lưới của khuôn in dùng tơ lụa, về sau thì thay thế bằng vật liệu khác như vải sợi hóa học, vải bông, lưới kim loại…
Phương pháp in này dựa trên nguyên lý chỉ 1 phần mực in thấm qua lưới bên dưới, 1 số mắt lưới còn lại thì bịt kín với hóa chất. Khi in với công nghệ này cho độ sắc nét cao, mực in đẹp, tương đối bền chỉ, các chi tiết cho độ chính xác cao.
Trước kia công nghệ này thực hiện thủ công tốn sức. Hiện giờ đã được ứng dụng công nghệ hiện đại nên kỹ thuật in lụa ngày càng sắc nét, cho chất lượng in cao, giảm chi phí sản xuất.
Một số công nghệ in phổ biến hiện nay
Việc ứng dụng công nghệ cao vào in ấn nên hiện nay đã có nhiều công nghệ in khác nhau. Mỗi loại sẽ có đặc điểm, sự nổi bật riêng để những đơn vị sản xuất cân nhắc sử dụng. Cùng tìm hiểu chi tiết bên dưới:
In kỹ thuật số (Digital Printing)
Đây là công nghệ in trực tiếp từ hình ảnh kỹ thuật số tới phương tiện truyền thông theo nhu cầu. Kỹ thuật này cho chất lượng tốt, sắc nét, màu mực bền, in nhanh chóng với số lượng vừa và nhỏ. Máy được sử dụng nhiều là máy in laser và máy in phun.
Xem thêm: Anonymous là ai? Vì sao lại nổi tiếng trên thế giới như vậy
In decal chuyển nhiệt (Heat Transfer Decal)
In decal chuyển nhiệt được biết là dòng máy in được cán thêm 1 lớp màng chuyển nhiệt, tách ra phần decal. Cố định hình ảnh yêu cầu lên bề mặt trang phục với máy ép nhiệt. Công nghệ này cho ra nhiều mẫu mã đa dạng, không tùy thuộc màu sắc. In công nghệ cao, giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên kỹ thuật này phức tạp cần sự tỉ mỉ khi lột decal, tùy vào độ phức tạp của thiết kế để tạo trang phục đẹp.
In ống đồng (Gravure Printing)
In ống đồng được biết là một công nghệ in ấn có từ rất lâu. Sử dụng hình ảnh chọn sẵn để in lên trang phục. Khi in thì mực dẫn lên khuôn in đầy bản khắc, nhờ áp lực của máy mà hình ảnh sẽ chuyển lên bề mặt vật liệu. Thường kỹ thuật này được ứng dụng nhiều trong in báo chí, ấn phẩm, bao bì, màng co, nilon…
In Letterpress (Letterpress Printing)
Công nghệ này kết hợp in dập chìm và phun màu tạo ra những chi tiết sắc nét, màu sắc đẹp, tạo được sự ấn tượng cao. In Letterpress được đánh giá cao khi mang lại chất lượng in cao, đẹp tới từng đường nét nó. Chi tiết dập trên sản phẩm chuẩn xác 100%, không bị lệch như công nghệ khác. Cho nên công nghệ này được lựa chọn cho sản phẩm cao cấp hoặc sản phẩm cần tính thẩm mỹ cao.
In PET chuyển nhiệt
In pet chuyển nhiệt là một công nghệ in hiện đại có thể in được trên vải, các vật liệu sáng màu hoặc tối màu đều được. Hình cần in sẽ làm trực tiếp lên các tấm màng pet rồi phủ lên lớp keo chuyển nhiệt lên trên rắc bột PET. Dùng máy ép nhiệt để ép dính hình lên trên bề mặt cần in.
Kỹ thuật này có quy trình in đơn giản, nhanh chóng, khách hàng không phải chờ đợi lâu. In được mọi hình ảnh mong muốn để có được màu sắc và chi tiết đẹp nhất. Chi phí sử dụng dịch vụ in ấn này giá rẻ hơn so với in decal, thích hợp in số lượng lớn tối ưu số tiền vốn bỏ ra.
Người dùng có thể chọn nhiều hiệu ứng đẹp như màu nhũ, kim tuyến, màu chuyển sắc, in nổi,… Hình in pet có độ bền cao, bảo quản đúng cách sử dụng được thời gian dài. Công nghệ này thân thiện với môi trường và người sử dụng.
In thạch bản (Lithography Printing)
In thạch bản là một phương pháp in ấn sử dụng trên bề mặt nhẵn. Công nghệ này hiện đang được đẩy mạnh để tạo ra được những thiết bị bán dẫn và MEMS. Nguyên lý của công nghệ này dựa vào lực đẩy của dầu và nước. Hình ảnh ngược của vệt dầu dính trên bề mặt.
Bề mặt này ngâm vào nước rồi từ nhấc lên, nước di chuyển tới các vị trí chưa dính dầu nhờ lực đẩy với dầu. Một trống mực dầu lăn qua lại bề mặt. Mực dầu hòa tan trong dầu nhưng lại bị đẩy ra trong nước. Các chỗ dính dầu có mực, còn chỗ dính nước không có mực. Hình ảnh mực ở bề mặt sẽ giống như hình ảnh vệt dầu ban đầu. Mực áp được trực tiếp hoặc qua trung gian, vào bề mặt cần in tạo được hình ảnh hoàn chỉnh.
Lời kết
Như vậy sau khi tham khảo bài viết giờ mọi người đã biết rõ về screen printing là gì. Hiện nay có nhiều công nghệ in đều có ưu – nhược điểm rõ ràng để cân nhắc lựa chọn phù hợp với yêu cầu công việc, số lượng sản phẩm, chất lượng in cụ thể.