4 cách liên hệ với công an mạng qua Hotline để báo lừa đảo

Cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ thì tội phạm công nghệ cao ngày càng phổ biến, chúng trở nên tinh vi và nguy hiểm hơn bao giờ hết. Để bảo vệ cho chính bản thân và người thân thì mỗi chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về các hình thức lừa đảo qua mạng cũng như cách thức liên hệ công an mạng nếu chẳng may rơi vào bẫy của kẻ gian.

Một số hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng người dân cần cảnh giác

Hiện nay, việc lừa đảo qua mạng ngày càng phổ biến và tinh vi. Dưới đây là một số hình thức phổ biến mà kẻ gian thường áp dụng, mỗi chúng ta cần cảnh giác:

Hack tài khoản Facebook, Zalo của người khác

Kẻ gian đánh cắp quyền truy cập vào tài khoản Facebook, Zalo,… của người khác. Sau đó sử dụng tài khoản này để gửi tin nhắn cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để lừa họ nạp thẻ điện thoại, chuyển tiền.

Gửi tin nhắn giả mạo thông báo nạn nhân trúng thưởng lớn hoặc kêu gọi quyên góp

Hình thức phổ biến tiếp theo mà kẻ gian thường sử dụng, đó là giả mạo tổ chức, công ty uy tín để gọi điện thông báo rằng số điện thoại của bạn đã trúng thưởng một tài sản có giá trị lớn, nhưng để nhận được tài sản đó, bạn phải trả trước một khoản phí.

Ngoài ra, chúng còn giả mạo để kêu gọi ủng hộ quỹ giúp đỡ người nghèo, tàn tật bằng cách nạp thẻ cào hoặc chuyển khoản,…

Hình thức lừa đảo của kẻ gian ngày càng tinh vi, mỗi chúng ta cần chủ động nắm bắt thông tin để phòng tránh.

Tạo tài khoản bán hàng ảo để lừa gạt

Chúng tạo các tài khoản ảo trên Zalo, Facebook,… để bán hàng như: thiết bị y tế phòng chống dịch, vật liệu xây dựng,… Sau đó, yêu cầu người mua đặt cọc hoặc thanh toán đầy đủ theo thỏa thuận mua bán. Khi đã nhận được tiền, kẻ gian sẽ chặn liên lạc của người mua và chiếm đoạt số tiền đã nhận được.

Lừa nạn nhân làm đối tác bán hàng

Kẻ gian sử dụng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram,… viết bài tuyển dụng đối tác bán hàng với chiết khấu hoa hồng cao cùng các quyền lợi vô cùng hấp dẫn.

Kịch bản của kẻ gian thường là: sau khi tạo sự tin tưởng cho nạn nhân bằng cách chuyển một số tiền hoa hồng nhỏ, kẻ gian sẽ yêu cầu nạn nhân đóng tiếp một khoản phí lớn hơn để có thể lấy lại cả vốn và phần hoa hồng hấp dẫn cho các đơn hàng lớn. Sau khi lừa thành công, chúng sẽ chặn mọi thông tin liên lạc của nạn nhân và khi nạn nhân nhận ra thì đã quá muộn.

Giả danh công an, tòa án gọi điện lừa đảo nạn nhân

Bọn gian còn giả dang cả Công an, Tòa án điện thoại báo tin rằng bạn có liên quan đến vụ việc quan trọng hoặc vi phạm giao thông và bạn cần phải chuyển tiền vào tài khoản được cung cấp để phục vụ cho công tác điều tra, xử lý.

Giả danh người nước ngoài kết bạn, lừa đảo

Một trong những chiêu trò rất phổ biến hiện nay đó là giả mạo người nước ngoài để kết bạn, trò chuyện. Sau một thời gian lấy được lòng tin với nạn nhân, kẻ gian sẽ đề nghị tặng quà cho nạn nhân.

Sau đó, chúng tiếp tục giả mạo là nhân viên hải quan, nhập khẩu thông báo cho nạn nhân rằng có một bưu phẩm gửi từ nước ngoài và yêu cầu họ chuyển trước một số tiền để đóng thuế, phí, tiền vận chuyển,… Sau khi nhận được tiền từ nạn nhân, kẻ gian sẽ chiếm đoạt toàn bộ số tiền này và xóa mọi thông tin liên lạc.

Ngay khi phát hiện lừa đảo, chúng ta cần báo cáo ngay đến các cơ quan chức năng để xử lý.

Đường dây nóng tố giác tội phạm lừa đảo người dân cần nắm

  • Đường dây nóng của Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053
  • Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo
  • Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn
  • Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh thì gọi đến đường dây nóng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội 069.318.7200 – hoặc đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Khi bị lừa đảo, chúng ta cần phải làm gì?

Ngay khi phát hiện lừa đảo, chúng ta cần báo cáo ngay hành vi này cho cơ quan chức năng để xử lý. Cụ thể, nạn nhân cần đệ trình đơn tố cáo đến Cơ quan điều tra có trụ sở tại nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Hồ sơ tố giác tội phạm bao gồm:

  • Đơn trình báo công an;
  • CCCD/CMND/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);
  • Các chứng cứ liên quan để chứng minh, bao gồm tất cả các hình ảnh, ghi âm, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội.

Trên đây, Congnghe.org đã chia sẻ đầy đủ các cách liên hệ với công an mạng qua Hotline để báo lừa đảo. Nếu chẳng may bị rơi vào bẫy của kẻ gian, bạn đã biết phải tố cáo ở đâu và cần chuẩn bị gì để tố cáo rồi! “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cũng đừng quên chia sẻ những thông tin hữu ích này cho bạn bè, người thân của mình cùng cảnh giác nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *