Khi bạn truy cập bất kì trang web nào chắc hẳn bạn đều thấy phía trước địa chỉ website đều có tiền tố HTTP. Vậy HTTP là gì? có tác dụng gì mà trang website nào cũng có. Hãy cùng Congnghe.org tìm hiểu câu hỏi này qua bài viết sau.
HTTP là gì?
HTTP ( Hyper Text Transfer Protocol) đây là giao thức truyền tải siêu văn bản, và là giao thức tiêu chuẩn cho World Wide Web (www) để truyền tải dữ liệu dưới dạng văn bản, hình ảnh, video, âm thanh từ Web Server đến trình duyệt web của người dùng và ngược lại.
HTTP hoạt động trên mô hình Client (máy khách) – Server (máy chủ). Việc truy cập website được thực hiện trên các giao tiếp giữa 2 đối tượng trên. Nếu bạn truy cập trang web qua giao thức HTTP, trình duyệt sẽ thức hiện các kết nối đến server của trang web thông qua địa chỉ IP do hệ thông tên miền DNS cung cấp. Sau khi nhận lệnh máy chủ sẽ trả về lệnh tương đương để hiển thị website như hình ảnh, video, văn bản, âm thanh,…
HTTPS là gì?
HTTPs (Hypertext Transfer Protocol Secure) đây là giao thức truyền tải siêu văn bản và an toàn. Giao thức này gần giống như HTTP những được cải thiện thêm chứng chỉ bảo mật SSL nhằm mã hóa các thông điệp giao tiếp để tăng độ bảo mật.
HTTP khác HTTPS như thế nào?
Chứng chỉ SSL
Như đã tìm hiểu sơ ở trên thì sự khác biệt lớn nhất của HTTP và HTTPS là chứng chỉ SSL. HTTPS về cơ bạn là một giao thức gần như HTTP nhưng độ bảo mật đã được nâng cấp. Trong thời đại số hóa hiện nay, việc sử dụng giao thức HTTPS cho website rất cần thiết để bảo vệ các thông tin quan trọng của website.
Cổng port trên HTTP và HTTPS
Đây là một cổng xác định thông tin trên máy khách và phân loại để gửi đến máy chủ. Mỗi port sẽ mang một số hiệu riêng với các chức năng riêng biệt. Giao thức HTTP sử dụng port 80 trong khi HTTPS sử dụng port 443. Đây là cổng hỗ trợ mã hóa kết nối từ máy tính client đến server, với mục địch bảo vệ gói dữ liệu đang truyền đi.
Độ bảo mật của HTTP và HTTPS
Giao thức HTTPS sẽ hỗ trợ xác thực tính đích danh của website khi máy khách truy cập vào website, thong qua việc kiểm tra xác thực bảo mật.
Những xác thực bảo mật này được cung cấp và xác minh bởi Certificate Authority (CA), các tổ chức phát hành các chứng thực các loại chứng thư số cho người dùng, doanh nghiệp, máy chủ, mà nguồn, phần mềm. Những tổ chức này đóng vai trò là bên thứ ba và được 2 bên hỗ trợ quá trình trao đổi thông tin.
Còn với HTTP, các dữ liệu không được xác thực bảo mật nên sẽ không đảm bảo được phiên kết nối của bạn có bị theo dõi hay không, hay bạn đang cung cấp thông tin cho website thật hay website lừa đảo.
Xem thêm: Hosting là gì?
Đặc điểm cơ bản của HTTP
HTTP đơn giản
Giao thức của HTTP thường được thiết kế đơn giản, thân thiện giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng. Hầu hết các HTTP message đều có cấu tạo đơn giản để người dùng có thể đọc và hiểu một cách nhanh chóng.
HTTP có thể mở rộng
Được giới thiệu trong phiên bản HTTP/1.0, các header HTTP làm cho giao thức này dễ dàng mở rộng và thử nghiệm. Những chức năng mới này còn được giới thiệu bằng thỏa thuận đơn giản giữa một client và một máy chủ server về ngữ nghĩa của một header mới.
HTTP là stateless, những không sessionless
Tất cả phản hồi của HTTP đều là độc lập nên bạn không thể tạo sự liên kết giữa 2 yêu cầu thực hiện trong cùng một kết nối. Việc này trở thành một nhược điểm đối với những trường hợp người dùng cần các tương tác mạch lạc và bổ trợ cho nhau, ví dụ như việc shopping cart trên các trang thương mại điện tử.
Để cải thiện vấn đề này, HTTP cho phép tự do mở rộng các header. Người dùng có thể tự tạo session trên mỗi request nhằm mục đích chia sẻ các ngữ cảnh hoặc trạng thái giữa các request với nhau. Trường hợp này có thể thực hiện được là vì HTTP đã là stateless.
Cấu trúc cơ bản của HTTP
Bạn sẽ có thể hiểu được cấu trúc của HTTP qua sơ đồ dưới đây.
Giao thức HTTP được biết đến là một giao thức theo kiểu yêu cầu – phản hồi dựa trên cấu trúc Client – Server. Và Client – Server thường giao tiếp với nhau bằng các trao đổi message độc lập ( trái ngược với một luồng dữ liệu). Những message này được gửi bởi Client, thông thường là nhờ một trình duyệt web, những yêu cầu cũng như message sẽ được gửi lại bởi server như một câu trả lời hay còn gọi là phản hồi.
Lời kết
Qua bài viết về HTTP là gì? HTTP khác HTTPS như thế nào? Congnghe.org hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn có thể lựa chọn giao thức phù hợp nhất cho website của mình.