Cloudflare là gì? Ưu và nhược điểm của Cloudflare

Với những người quản trị website thì Cloudflare không còn là một cái tên mới lạ. Cloudflare giúp cho website cải thiện tốc độ truy cập, đây là một yếu tố quan trọng để giữu chân người dùng. Vậy hãy cùng Congnghe.org tìm hiểu Cloudflare là gì? Ưu và nhược điểm của Cloudflare qua bài viết sau nhé!

Cloudflare là gì?

Cloudflare là một dịch vụ DNS trung gian, nơi điều phối lượng truy cập giữa máy chủ với máy của khách hàng qua lớp bảo vệ Cloudflare. Dễ hiểu hơn thay vì bạn truy cập trực tiếp vào website thông qua máy chủ phân giải tên miền DNS thì bạn sẽ sử dụng máy chủ phân giải tên miền của Cloudflare.

Cloudflare là gì? Ưu và nhược điểm của Cloudflare
Cloudflare là gì?

Cloudflare được thành lập bởi Matthew Prince vào năm 2009, có trụ sở chính tại San Francisco, California, Hoa Kỳ. Cloudflare được phát triển để xử lý từ 5% đến 10% lượng truy cập internet trên toàn thế giới và biến Cloudflare trở thành một trong những nhà phát triển CDN lớn nhất thế giới.

Ưu và nhược điểm của Cloudflare

Ưu điểm của Cloudflare

Giúp website tăng tốc độ truy cập nhờ dịch vụ Cloudflare đã lưu lại một bản nhớ đệm (cache) của trang web trên máy chủ của mình. Tiếp theo, phân phối đến những người truy cập gần máy chủ nhất, và các dữ liệu tĩnh như CCS, hình ảnh tập tin,.. sẽ được nén dưới dạng gzip khiến tốc độ tải nhanh hơn.

Tiết kiệm băng thông cho máy chủ vì việc hạn chế truy cập trực tiếp vào trang web qua máy chủ. Khi đó, băng thông sử dụng chỉ còn khoảng 1/2 – 2/3 so với việc không dùng Cloudflare.

Mang lại sử bảo mật cao cho website, hạn chế được sự tấn công của DDos hay bị spam bình luận trên blog hoặc một số kểu tấn công khác. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng nâng cao sự bảo mật của trang web nhờ vào việc dùng Cloudflare, giới hạn truy cập tại một số quốc gia được chỉ định hoặc cấm IP truy cập, công nghệ tường lửa, bảo về các trang cao cấp, đòi hỏi đăng nhập.

Nhược điểm của Cloudflare

Việc website của bạn được đặt hosting tại máy chủ Việt Nam, khi khách hàng truy cập chủ yếu đến từ Việt Nam thì việc sử dụng Cloudflare sẽ làm chậm tốc độ tải trang. Nguyên nhân vì lúc truy vấn sẽ đi vòng từ Việt Nam đến DNS trung gian là Cloudflare rồi mới đến Việt Nam.

Thời gian uptime của máy chủ phụ thuộc vào thời gian uptime của máy chủ Cloudflare. Nghĩa là nếu xảy ra việc server của Cloudflare down thì việc truy xuất vào website của bạn cũng bị ảnh hưởng và gián đoạn do không thể phân giải được tên miền đang sử dụng.

Website bảo mật không kỹ thì rất dễ bị tấn công thông qua nhiều các khác nhau. Hiển nhiên, quản trị website cũng không thể biết được đúng IP của người truy cập vào trang web của bạn.

Đôi lúc xảy ra tình huống website của bạn bị off do tường lửa của hosting mà website đang đặt hiểu lầm IP của Cloudflare là địa chỉ tấn công.

Xem thêm: Digitalocean là gì?

Có nên sử dụng Cloudflare cho website không?

Dù còn một số hạn chế nhỏ, nhưng Cloudflare vẫn được rất nhiều quản trị mạng tin dùng, bởi hiện nay dịch vụ này đã ổn định và tốt hơn nhiều so với trước kia. Điển hình đó là họ đã có hơn 130 data center tại nhiều nước trên khắp thế giới. Trong đó, không ít data center nằm ở khu vực sát Việt Nam như Singapore, Maylaysia, Hong Kong, Philippines hay cả Campuchia.

Hướng dẫn cài đặt Cloudflare

Bước 1: Tạo tài khoản Cloudflare

Truy cập vào website Cloudflare -> Sign Up để tạo tài khoản.

Nhập địa chỉ Email và Password -> Create Account.

https://docs.google.com/spreadsheets/d/1uMUUPkprEi3HpCXPRPadFEzy9ufvlLkz2DDzDtLN0Xs/edit#gid=1595225364

Bước 2: Thêm tên miền website vào Cloudflare để cấu hình.

Khi đăng ký thành công, bạn cần nhập tên miền -> + Add Site.

Sau đó bạn có thể lựa chọn gói phù hợp -> Confirm plan

Cloudflare là gì? Ưu và nhược điểm của Cloudflare

Bước 3: Xác nhận bản ghi cho tên miền

Đăng nhập vào nơi quản trị domain của bạn và xóa 2 nameserver hiện tại

Thay thế bằng 2 nameserver mà Cloudflare đề xuất bên dưới

Nhấn Check nameserver để Cloudflare kiểm tra thay đổi của bạn và sẽ có 1 email để xác nhận.

Cloudflare là gì? Ưu và nhược điểm của Cloudflare

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Plugin Cloudflare

Khi đã cài đặt xong Cloudflare, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt và sử dụng Plugin Cloudflare.

Cài đặt Plugin Cloudflare

Bạn cần cài đặt Plugin Cloudflare trước khi kích hoạt SSL, để quản lý website một cách dễ dàng. Ngoài ra, Plugin Cloudflare sẽ hỗ trợ cho cấu hình SSL về sau. Cài đặt Plugin Cloudflare thực thiện các bước sau:

Bước 1: Vào Plugin -> chọn Add new.

Bước 2: Vào phần Search để tìm Plugin và tiếp tục đợi dnah sách Plugin hiển thị.

Bước 3: tiến hành cài đặt bằng cách chọn install tịa phần Plugin Cloudflare.

Bước 4: Sau khi cài đặt xong chọn Active để tiến hành kích hoạt.

Cách sử dụng Plugin Cloudflare

Đầu tiền vào Setting và chọn Cloudflare -> vào API để login vào website và tìm mục My Profile rồi chọn API Key.

Tại dòng Global API Key, chọn View API Key -> cửa sổ Popup xuất hiện -> chọn Copy API Key cho website của bạn -> qua lại website để đăng nhập băng API Key này.

Tiếp theo, ở mục Optimize Cloudflare For WordPress, chọn Apply để kích hoạt cài đặt mặc định. Đồng thời chọn Purge Cache -> Purge Everything để xóa hết cache ban đầu.

Cuối cùng, chọn Automatic Cache Management để tự động xóa cache khi website có sự thay đổi.

Lời kết

Qua bài viết về Cloudflare là gì? Ưu và nhược điểm của Cloudflare. Congnghe.org hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *