NGINX là gì? Cách hoạt động & chức năng của NGINX

Khái niệm về NGINX là gì? Cách hoạt động & chức năng của NGINX cụ thể được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Đặc biệt trong vận hành mạng sẽ có rất nhiều thuật ngữ phải hiểu và sử dụng hiệu quả sẽ hữu ích cho phục vụ công việc. Nếu bạn cần hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy cùng Congnghe.org tham khảo bài viết dưới đây. 

NGINX là gì? 

NGINX là phần mềm web server mã nguồn mở, dùng kiến trúc hướng sự kiện không đồng bộ. Nhiệm vụ ban đầu là phục vụ HTTP cache nhưng sau được áp dụng vào reverse proxy, HTTP load balancer, những giao thức truyền mail. Chẳng hạn như IMAP4, POP3, và SMTP. 

nginx là gì
NGINX là gì? 

Được biết NGINX ra đời vào tháng 10/2014 về sau được sử dụng và cải tiến nhiều. Dạng phần mềm giúp cho server có tốc độ hoạt động nhanh, khả năng mở rộng tốt. Đồng thời có thể xử lý, thao tác hàng nghìn kết nối cùng một lúc. Nhiều công ty công nghệ cao đều sử dụng NGINX để phục vụ các hoạt động, chẳng hạn như Google, Adobe, Netflix,…

NGIИX dùng kiến thức đơn luồng, không đồng bộ để có hiệu suất, vận hành ổn định. Sử dụng NGIИX có thể phục vụ cho nhiều công việc khác nhau như load balancing, HTTP caching. 

Cách thức hoạt động của NGINX

NGINX cũng hoạt động giống như những web server khác. Khi bạn mở trang web ra thì trình duyệt của bạn liên hệ với server chứa trang web đó. Server tìm kiếm file yêu cầu của web, gửi về đúng cho bạn sử dụng. Trình tự xử lý dữ liệu này dạng single – thread, các bước được thực hiện theo trình tự duy nhất. Mỗi một yêu cầu sẽ được tạo ra thread riêng.

NGINX vận hành theo kiến trúc không đồng bộ, hướng sự kiện. Cho phép các threads tương đồng được quản lý trong một tiến process. Mỗi process hoạt động gồm có các thực thể nhỏ hơn chính là worker connections sử dụng cho việc xử lý hết threads.

Worker connections gửi yêu cầu cho worker process, worker process sẽ chuyển tới master process. Sau đó master process sẽ giải đáp các yêu cầu. Thực tế một worker connection có thể xử lý tới tận 1024 yêu cầu tương tự nhau. Cho nên NGINX có thể xử lý hàng ngàn yêu cầu cùng lúc khác nhau một cách chuẩn xác và nhanh chóng. 

nginx là gì
Cách thức hoạt động của NGINX

Xem thêm: HTTP là gì? HTTP khác HTTPS như thế nào?

Chức năng của NGINX

Như đã nói NGINX là phần mềm giúp server có tốc độ vận hành cao hơn, khả năng mở rộng. Cho nên nhiều đơn vị đã vận dụng để có thể xử lý khối lượng công việc lớn hiệu quả, nhanh chóng. 

Tìm hiểu về các tính năng của Nginx 

NGINX khi sử dụng có nhiều tính năng khác nhau đảm bảo cho việc sử dụng được hiệu quả cao. Bên dưới đây sẽ có phân chia tính năng theo các mục cho mọi người cùng tìm hiểu: 

Tính năng của máy chủ HTTP Nginx

  • Có thể xử lý được hơn 10.000 kết nối cùng lúc với bộ nhớ thấp
  • Phục vụ cho tập tin tĩnh và lập các chỉ mục tập tin
  • Hỗ trợ việc tăng tốc reverse proxy bằng bộ nhớ đệm
  • Cân bằng tải và khả năng chịu lỗi
  • Kiến trúc modular, giúp tăng tốc độ nạp trang bằng nén gzip thực hiện tự động
  • Hỗ trợ cho việc mã hoá SSL và TLS.
  • Chuyển hướng lỗi 3XX-5XX
  • Rewrite được URL (URL rewriting) dùng regular expressions
  • Nhúng mã PERL
  • Hỗ trợ và tương thích với IPv6
  • Hỗ trợ WebSockets
  • Hỗ trợ truyền tải file FLV và MP4.

Tính năng máy chủ mail proxy 

Sử dụng nhiều phương thức xác thực khác nhau

  • POP3: USER/PASS, APOP, AUTH LOGIN/PLAIN/CRAM-MD5;
  • IMAP: LOGIN, AUTH LOGIN/PLAIN/CRAM-MD5;
  • SMTP: AUTH LOGIN/PLAIN/CRAM-MD5;
  • Hỗ trợ SSL, STARTTLS và STLS

Xem thêm: Proxy là gì? Tính năng và cách cài đặt sử dụng an toàn

So sánh NGINX và Apache khác nhau như thế nào?

Có nhiều người khi sử dụng bị nhầm lẫn giữa NGINX và Apache. Đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác, công năng cũng riêng biệt. Cho nên phần dưới sẽ dựa vào các tiêu chí để phân biệt: 

nginx là gì
So sánh NGINX và Apache
  • Hệ điều hành: NGINX và Apache đều chạy trên nhiều hệ điều hành hỗ trợ Unix. Nhưng so với nền tảng khác thì cho thấy hiệu năng của Nginx trên Windows lại không có đánh giá cao.
  • Hiệu suất đối với web tĩnh: Khi thử nghiệm chạy tới 1000 kết nối thì NGINX có hiệu năng nhanh hơn gấp 2,5 lần.
  • Hỗ trợ và tài liệu: Cả 2 đều có thể cung cấp nhiều tài liệu với hầu hết các chủ đề, vận dụng nhiều tính năng sử dụng. Tài liệu này có thể là release notes, user guides, tutorials,…
  • Tính bảo mật: Cả 2 đều tăng cường bảo mật tốt trên các trang web sử dụng. Theo định kỳ thì 2 máy chủ có nghiên cứu và đưa ra báo cáo bảo mật để cải thiện, nâng cấp. 
  • Tính linh hoạt: Apache về khía cạnh này được đánh giá là linh hoạt, cho phép tùy chỉnh qua việc dùng file .htaccess. NGINX thì lại cho phép phân cấp nhiệm vụ admin.
  • Hỗ trợ người dùng: Người dùng đều cần nơi tốt, cộng đồng để cùng nhau hợp tác nhằm xử lý nhiều vấn đề phát sinh. NGINX và Apache đều có hệ thống mailing để hỗ trợ nhưng với Apache lại thiếu hỗ trợ từ chính công ty Apache Foundation để phát triển.

Lời kết

Thông tin bài viết gửi tới mọi người biết về khái niệm NGINX là gì, vận hành như thế nào. Khi bạn hiểu rõ có thể sử dụng được hiệu quả cao và cũng nắm được quy trình hoạt động. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *