Stop Motion là gì? Kỹ thuật này được dùng trong chụp ảnh, quay video, làm phim mà rất nhiều người nhắc đến nhưng lại chưa hình dung rõ. Việc dựng video với kỹ thuật này có khó hay không? Bạn quan tâm có thể làm theo hướng dẫn bên dưới đây sẽ biết cách thực hiện.
Stop Motion là gì?
Stop Motion là dạng kỹ thuật sử dụng để làm video, sản xuất phim mà ở đó các nhân vật được dựng theo từng động tác. Tiếp đó hình ảnh sử dụng ghép thành một video, bộ phim hấp dẫn. Mỗi khung hình là động tác riêng nên phải chụp nhiều và ráp lại liên tục cảm giác như cảnh thay đổi, nhân vật đang chuyển động.
Dạng video, phim được sản xuất từ Stop motion vẫn có sự hấp dẫn, đặc trưng riêng nên vẫn được ưa chuộng. Mặc dù bên cạnh đó công nghệ 3D, 4D hiện đại để tạo các bộ phim hay, chuyển động đẹp nhưng phim hoạt hình, video với stop motion vẫn không bị lo mờ hoặc mất đi.
Hiện nay kỹ thuật này vẫn được chuộng trong khi làm phim hoạt hình, mang đậm nét đơn giản, chân thực, truyền thống. Các bạn nhỏ thực sự thích cách ghép những bức hình với chuyển động thú vị.
Xem thêm: Screen Printing là gì? Một số công nghệ in phổ biến hiện nay
Hướng dẫn cách tạo video stop motion
Đối với những người không có chuyên môn trong lĩnh vực tạo video, phim chuyên nghiệp thì việc sử dụng stop motion cũng khó khăn. Có nhiều công đoạn, sử dụng các thiết bị và thực hiện kỹ thuật ghép tỉ mỉ để tạo thành video, bộ phim chất lượng. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cơ bản về cách tạo video đơn giản ở dưới:
Lên kế hoạch
Bước đầu tiên là bạn cần lập kế hoạch để làm video chỉn chu cho nội dung hấp dẫn, các khâu cẩn thận tránh sai sót. Bạn có thể tự làm hoặc kết hợp với những người khác để làm kế hoạch chi tiết các khâu, phân loại công việc, ý tưởng, số lượng khung hình, vật phẩm chuẩn bị.
Tính toán ra số khung ảnh cần thiết
Bạn nhắm tới số khung ảnh cần thiết cho vào video. Chẳng hạn 10 đến 15 khung hình/ giây của video. Càng ít khung hình trên giây thì các chuyển động dừng lại càng giật tạo ra sự hấp dẫn và hiệu ứng đặc biệt. Trong video trung bình bạn sẽ thấy chừng 15-20 khung hình mỗi giây. Còn với video stop motion thì bạn có thể căn chỉnh ít hơn khung hình mỗi giây.
Tính toán chuyển phân cảnh
Việc chuyển tiếp thực sự quan trọng để giúp bạn chuyển từ cảnh này sang cảnh khác. Bạn cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng về quá trình chuyển đổi này từ đâu vì khi đã vào guồng khiến bị rối. Tùy ý để bạn đảo ngược thứ tự hình ảnh theo nhu cầu. Sự sáng tạo làm nên chất riêng của video tạo nên.
Tìm ra tỷ lệ khung hình phù hợp
Bạn chụp hình rất cần thiết chọn khung hình phù hợp. Với video cũng vậy thường người ta hay chọn hình vuông với tỷ lệ cân đối. Bạn chọn hộp giới hạn tỷ lệ nào giữ được toàn bộ cảnh là tốt nhất.
Chú ý về ánh sáng
Khi thiết lập cảnh quay thì bạn chú ý chọn nơi có góc sáng ổn mới cho chất lượng tốt. Các bất thường, thay đổi về ánh sáng có thể tạo ra thiếu sót, bị mờ, nhấp nháy. Cho nên bạn có thể bố trí bàn cạnh cửa sổ, dùng tấm phản xạ đối diện cửa sổ làm mất ánh sáng rồi dùng thêm đèn LED cân đối.
Xem thêm: Keyframe là gì? Vì sao lại quan trọng trong sản xuất video
Chụp ảnh
Chuẩn bị trước Tripod hỗ trợ cho việc chụp ảnh ở góc phù hợp. Đặt chắc chắn tránh tình trạng bị rung giật. Setup lại bối cảnh phù hợp, gọn gàng, có thể bày trí thêm những dụng cụ, vật phẩm bạn cần.
Nếu bạn tự chụp bằng điện thoại di động Iphone thì có thể tham khảo chế độ Live Preview để chụp ảnh tự động. Chế độ này có hữu ích trong việc chụp nhanh chóng nhiều hình ảnh trong cùng shot hình từ đó chọn được khoảnh khắc đẹp nhất.
Nạp ảnh vào Premiere Pro và chỉnh Photo Duration
Công đoạn chụp ảnh xong thì tới chỉnh sửa. Bạn đưa những bức hình vào trong Premiere Pro bằng cách vào Project, chọn ảnh, nhấn chuột phải, chọn Speed/Duration.
Lúc này bạn có thể tùy chỉnh kích cỡ và chiều dài video theo nhu cầu. Bạn nhập các bức ảnh đã được chụp vào phần mềm Premiere Pro. Ở trên thanh Project thì bạn chọn toàn bộ ảnh rồi nhấn chuột phải, chọn chức năng Speed/Duration. Bạn có thể chỉnh kích thước video về đúng như định dạng mong muốn.
Khi chỉnh xong thì bạn xuất và chạy thử video xem tốc độ như thế nào, cần chỉnh nhanh hay chậm hơn. Nếu bạn không ưng ý thì có thể xóa hết các ảnh đã chụp ra khỏi Timeline. Rồi bạn điều chỉnh lại tốc độ của mỗi đoạn video để có được kết quả hoàn toàn ưng ý.
Lời kết
Hướng dẫn thông tin từ bài viết đã giải đáp được về khái niệm Stop Motion là gì. Bạn có thể làm theo các bước ở trên để tạo dựng video hoặc phim cơ bản khi có nhu cầu. Thông tin được tổng hợp từ chia sẻ của các kỹ thuật viên nên mong rằng hữu ích trên thực tế với mọi người. Congnghe.org hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.